Trong lịch sử loài người, mỗi giai đoạn lại luôn xuất hiện những đạo quân bất tử – Immortal, thán từ dành tặng những chiến binh bất bại. Chiến tích của họ được lưu vào sử sách, và cả những câu chuyện ly kỳ được lưu truyền muôn đời.
Đó là những samurai bất khuất, là quân đoàn Viking hùng mạnh, hay đạo quân Ả Rập khét tiếng hoang mạc… Đằng sau mỗi vinh quang luôn ẩn chứa những điều bí ẩn. Mỗi đạo quân lại có những thứ vũ khí gắn liền với tên tuổi và chiến thắng.
Và khi nói về chiến binh, điều đầu tiên được nhắc đến luôn là những thanh kiếm. Đặc biệt, với những chiến binh tài giỏi thì kiếm như vật bất ly thân, và là chính sinh mạng của họ. Bản thân nó là mồ hôi, là máu, là tinh thần, là văn minh của cả một thời đại, hay cũng chính là bí quyết làm nên những chiến thắng oanh liệt.
Damascus – biểu trưng chiến thắng
Công nghệ làm thép Damascus có từ khoảng thế kỷ thứ V. Dao kiếm làm từ thép Damascus nổi tiếng về độ sắc và bền. Chúng là nỗi kinh hoàng trong giao chiến, và vì thế, thường được gán với sức mạnh không thể đánh bại. Là huyền thoại gắn với các thanh gươm cong A-rạp.
Damascus là một trong những loại thép được làm ra cầu kỳ nhất thế giới.Quy trình tạo ra thép Damascus rất phức tạp. Nó bao gồm những thao tác liên tục để biến khoảng 100 lá thép mỏng riêng biệt, với độ cứng và mềm khác nhau, thành một khối thống nhất, và mỏng dính. Tiếp đó, khối thép này lại tiếp tục được đưa vào lò và tôi tiếp để đạt đến một chuẩn mực nhất định.
Sau đó, lá thép này lại được tiếp xúc với một số dạng a-xít. Chính sự tiếp xúc này tại những thời điểm khác nhau, với mức độ khác nhau, đã tạo ra những vân thép Damacus kỳ ảo, độc đáo và không lặp lại. Quan sát ở những góc chiếu sáng khác nhau, thép Damacus cho những hình vân khác nhau đầy tính nghệ thuật.
Đến thời đại của người Viking, việc rèn thép Damascus còn bao gồm vô số những công nghệ bí truyền khác, nhất là trong công đoạn tạo vân cho kiếm.
Người ta sẽ khắc theo các nét vẽ hằn trên lưỡi kiếm và đánh bóng cho đến khi những hoa văn hiện ra. Việc đánh bóng kiếm cũng rất cầu kỳ, phải qua 13 giai đoạn, dùng 13 loại đá mài (với độ nhám và mịn khác nhau) và mất trung bình 120 giờ. Trước khi đánh bóng, phải nghiên cứu kỹ càng “thớ” và hoa văn của thanh kiếm, sao cho chúng sẽ hiện lên hoàn hảo nhất khi hoàn thành.
Cầu kỳ và đáng tự hào như vậy, nên người Viking đặt cho nó cái tên đặc biệt là Odin Eyes, theo tên vị thần tối cao trong văn hóa Bắc Âu, để mỗi lần ra trận đều như có sự hiện diện của người. Cũng có thể coi đây là một yếu tố tạo nên những chiến thắng vang dội của người Viking.
Mokume Gane – dấu ấn nghệ thuật
Sáng tạo ra loại thép này là nghệ nhân làm kiếm thời Minh Trị, Denbei Shoami. Mokume Gane nổi danh với những hoa văn giống như vân gỗ, màu sắc pha quyện và biến ảo không theo một quy luật nào.
Hoa văn gỗ trong thép Mokume Gane được tạo ra bởi các màu khác nhau của các kim loại như đồng, niken, vàng, bạc khi chúng được “trộn” cùng thép trong quá trình tôi. Tùy theo việc muốn tạo ra hoa văn như thế nào mà các tấm kim loại được dùng sẽ có độ dày mỏng khác nhau, thậm chí có những tấm chỉ dày khoảng 0,25 inch.
Trước khi tôi, các tấm kim loại được cắt thành một kích cỡ giống nhau, và được làm sạch để không còn dính bụi, dầu và nhất là lớp oxide. Sau đó chúng được xếp chồng lên nhau và đưa vào lò luyện ở một nhiệt độ đủ để chúng quyện vào nhau nhưng không tan chảy.
Tùy theo nhiệt độ, áp suất và hàm lượng kim loại quý mà Mokume Gane có thể cho ra những màu rất khác nhau. Sau khi tôi, thép tiếp tục được chế tác cầu kỳ bằng tay như rèn, vặn, khắc, đục để tạo ra những hoa văn phức tạp hơn nữa.
Đẹp, bền, độc đáo, chúng trở thành một chất liệu tuyệt vời để làm ra những món đồ đẳng cấp.Và chỉ xuất hiện trên những thanh kiếm báu katana của các lãnh chúa Nhật Bản.
Grayson Tighe – nối tiếp huyền thoại
Thế nhưng quá khứ lẫy lừng cũng không thể trái được với quy luật tạo hóa, phát minh ra súng đã khiến công nghệ rèn thép Damascus hay Mokume Gane chỉ còn rất ít người nắm giữ được bí quyết.
Và những đòi hỏi phức tạp của chúng khiến ngay cả những người nắm được bí quyết cũng chưa chắc đã dám đưa vào chế tác.
Vậy mà có một người đã làm được điều đó, với độ hoàn hảo tối đa mà Damascus hay Mokume Gane có thể đòi hỏi. Nghệ nhân đó là Grayson Tighe.
Franklin Benjamin, khi ký vào bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Mỹ, đã nói rằng “chiếc bút mạnh hơn một thanh gươm”. Hẳn điều ông mong muốn là lịch sử sẽ được viết, chỉ bằng ngòi bút chứ không phải lưỡi gươm.
Hơn 300 năm sau, câu nói huyền thoại này được tái sinh trên những chiếc bút của Grayson Tighe, những chất liệu đã từng làm nên các thanh kiếm trứ danh trong lịch sử nay được sử dụng để tạo ra những chiếc bút hiện đại. Và chiếc bút tiếp tục trên con đường thay thế thanh gươm để viết tiếp những huyền thoại.