Giao tiếp là nhu cầu không thể thiếu của con người, và những người ngồi sau vô-lăng cần nhiều thứ phi ngôn ngữ của ô tô để có thể hiểu nhau.
“Em đi nhờ tí chị ơi”
Chị bán hàng rong đi sát về làn đường bên phải, nhường đường cho xe phía sau.
Hầu hết những ai đã từng đi một chiếc xe đạp không có chuông cũng có thể ít nhất một lần thực hiện một cuộc giao tiếp ngắn ngủi tương tự như trên. Trong trường hợp này, người điều khiển xe đạp vẫn sử dụng một công cụ giao tiếp cơ bản nhất là ngôn ngữ lời nói (khẩu ngữ).
Tuy nhiên, phương pháp này sẽ chẳng có tác dụng gì, thậm chí có thể trở thành dở hơi nếu áp dụng đối với người điều khiển ô tô. Bạn không thể vừa đi vừa mở kính và gào thét ầm ỉ “tránh ra” hay ” đi nhờ tí nào”.
Chính vì vậy, người lái xe cần biết sử dụng đúng các công cụ để giao tiếp với những người xung quanh. Các công cụ đó là:
1. Đèn xi-nhan:
Trên các diễn đàn ô tô, vẫn có rất nhiều người đặt câu hỏi khi đi thẳng qua giao lộ thì bật tín hiệu cảnh báo (cả hai đèn xi-nhan đều nháy sáng) đúng hay sai.
Câu trả lời là đi đi thẳng thì chẳng cần bật đèn xi-nhan. Khi cần chuyển làn, tấp vào lề đường, chuyển hướng, hoặc khi cảnh báo cho người khác biết là bạn đang dừng xe thì đèn xi-nhan chính là công cụ giao tiếp cần thiết. Song song với việc bật xi-nhan và quan sát cả trước và sau, đừng quên liếc điểm mù để chắc chắn rằng không có phương tiện nào đi bên cạnh.
Điềm a, khoản 2 điều 5, nghị định 171 quy định phạt tiền 300.000đ-400.000đ đối với người điều khiển xe ô tô chuyển làn không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước. Điểm i, khoản 4 điều 5 của nghị định này cũng quy định trên đường cao tốc, việc chuyển làn không có tín hiệu báo trước có thể bị phạt từ 800.000đ-1.200.000đ và bị tước giấy phép lái xe một tháng.
2. Còi
vừa lao từ trong ngõ ra đường vừa bấm còi in ỏi; bấm còi khi đèn đỏ còn vài giây; khi phía trước đang tắc nghẽn; thậm chí bấm còi để gọi cửa… Đã có không ít phương tiện thông tin đại chúng vào cuộc phê phán những kiểu bấm còi vô tôi vạ như thế. Còi chỉ nên phát huy trong những tình huống cần thiết nhất, như cảnh báo một trong hai xe đang lơ đễnh, một hàng rong mải mê mua bán giữa lòng đường gây tắc nghẽn.
3. Biển cảnh báo
Liệu có bao nhiêu người lái xe tự trang bị biển báo (với những xe không được cung cấp sẵn) để sử dụng trong những trường hợp cần thiết? khi xe gặp sự cố (chẳng hạn như thủng lốp, sôi nước làm mát, bó phanh…), biển cảnh báo sẽ là công cụ bổ sung để báo cho các phương tiện khác biết rằng xe của bạn đang dừng để giải quyết sự cố gì đó.
4. Các công cụ hỗ trợ khác
Một chiếc cọc tiêu, hộp bìa carton, thùng xốp, cành cây hay bất cứ thứ gì đó mà bạn có sẵn hay bắt gặp xung quanh cũng có thể trờ thành công cụ giao tiếp, cảnh báo cho các xe khác biết khi bạn dừng xe để giải quyết sự cố. cũng giống như biển cảnh báo, các công cụ này cần được đặt cách xe khoảng 15 mét (gấp khoảng 3 lần tổng chiều dài của một chiếc xe du lịch thông thường).