Những cơn đau và nhức mỏi trên cơ thể thường được gây nên bởi tư thế, điều kiện thể chất hoặc chấn thương. Tuy nhiên, cảm xúc của chúng ta có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ. Lý do tìm ẩn gây ra cơn đau tại các bộ phận khác nhau của cơ thể có thể lại là do stress và những cảm xúc tiêu cực.
Các nghiên cứu đã chỉ ra các cơn đau mãn tính có thể không phải bị gây ra bởi những chấn thương vật lý mà bởi stress và cảm xúc. Đặc biệt, nhiều người còn bị chấn thương và bị rối loạn stress sau chấn thương thường có nguy cơ cao phát triển các cơn đau mãn tính. Việc hiểu được những suy nghĩ và cảm xúc khác nhau có mối liên hệ với các cơn đau ở những vị trí khác nhau trên cơ thể là vô cùng thiết yếu cho sức khoẻ của mỗi người. Sau đây là 9 vị trí đau và ý nghĩa của chúng.
1. Đau đầu
Đau đầu xuất hiện ở mọi người. Nó là một trong những cơn đau phổ biến mà mọi người hay mắc phải. Khối lượng stress lớn trong một ngày thường cho ra kết quả là những cơn đau đầu. Nhưng không phải mọi cơn đau đầu đều là kết quả của stress. Còn rất nhiều yếu tố khác cũng có thể gây ra đau đầu. Việc thư giãn có chất lượng như thiền và ăn hoặc uống một số loại thực phẩm nhất định có thể giúp giảm các cơn đau đầu.
2. Đau vai
Đau vai thường được liên hệ với những gánh nặng về tinh thần. Nếu bạn là một người gánh trên vai nhiều trách nhiệm, thì bạn có thể sẽ phải chịu những cơn đau vai, đôi khi hoặc thường xuyên. Cách tốt nhất để tiếp cận vấn đề này là tập trung vào giải pháp cho vấn đề của bạn và tránh suy nghĩ quá về vấn đề. Chia sẻ vấn đề của bạn cho bạn bè của bạn và thậm chí hãy tìm kiếm lời khuyên từ các chuyên gia cũng có thể giúp ích rất nhiều.
3. Đau cổ
Rất nhiều người phải chịu đựng những cơn đau mỏi cổ và thường việc này bị gây nên bởi tư thế xấu và việc sử dụng gối nằm không đúng. Nhưng đau cổ cũng có thể xuất hiện bởi các nguyên nhân liên quan cảm xúc bởi nó được gắn trực tiếp với việc không thể tha thứ cho người khác. Đau cổ có thể là dấu hiệu của sự tội lỗi hoặc oán giận, điều làm cho việc tha thứ trở nên khó khăn hơn. Để giảm bớt nỗi đau, thay vì bạn nhìn vào những điều làm bạn ghét ở người khác, bạn hãy nhìn vào mặt tích cực của họ. Ngoài ra, hãy cố gắng tập trung vào các khía cạnh tích cực của riêng bạn.
4. Đau bàn tay
Cảm xúc và tiêu cực cũng có thể gây đau bàn tay. Khi bạn bị đau tay, nó có thể chỉ ra rằng bạn đang ích kỷ. Bớt việc chỉ nghỉ về mỗi bản thân mình thôi cũng quan trọng không kém. Một cử chỉ nhỏ giúp đỡ hoặc hành động từ thiện giúp cải thiện cách nhìn của bạn về cuộc sống. Hãy kết nối với bạn bè của bạn ở mức độ sâu sắc hơn và cố gắng cho nhiều hơn thứ bạn nhận được.
5. Đau lưng trên
Cảm giác cô đơn, cảm giác không được yêu thương hoặc một mình thường liên quan đến đau lưng trên. Nó cũng cho thấy sự thiếu hỗ trợ từ những người bạn yêu thích. Những người bị đau lưng trên thường cảm thấy không được đánh giá cao và thiếu tình yêu trong cuộc sống của họ. Việc trở nên tử tế và quan tâm hơn đến người khác giúp cho bạn trở thành một người đáng yêu và có thể làm giảm bớt cảm giác cô đơn. Hãy ra ngoài hẹn hò hoặc gặp gỡ những người bạn cũ mà bạn cảm thấy họ quan trọng đối với bạn.
6. Đau lưng dưới
Bên cạnh tư thế xấu và các vấn đề thể chất khác, đau lưng dưới cũng có thể xảy ra do căng thẳng về cảm xúc, thường sẽ liên quan đến vấn đề tài chính. Lập kế hoạch tài chính tốt hơn và cải thiện thu nhập của bạn có thể giúp giải quyết vấn đề.
7. Đau khuỷu tay
Những người bị đau khuỷu tay thường có nỗi sợ phải thay đổi cuộc sống và thay đổi thói quen của họ. Đau khuỷu tay chỉ ra rằng đã đến lúc thực hiện một số điều chỉnh trong cuộc sống của bạn. Một cuộc đại tu lối sống thông thường của bạn kết hợp cách tiếp cận tích cực đối với cuộc sống có thể mang lại sự cải thiện. Thực hiện thỏa hiệp bất cứ khi nào cần thiết để loại bỏ đau khuỷu tay.
8. Đau hông
Từ khía cạnh cảm xúc, đau hông thường liên quan đến nỗi sợ hãi. Nếu bạn thường gặp khó khăn trong việc đưa ra một số quyết định quan trọng, bạn có thể bị đau hông. Đau ở hông là dấu hiệu cho thấy quyết định và thay đổi cuộc sống khiến bạn cảm thấy khó chịu. Kiểm soát cuộc sống của bạn bằng cách đưa ra quyết định khả thi và hợp lý. Thiền có thể tăng sức mạnh trực quan của bạn và giúp bạn đưa ra quyết định tốt hơn. Một thái độ tinh thần tích cực cũng giúp bạn vượt qua nhiều nỗi sợ vô căn cứ của bạn.
9. Đau đầu gối
Mọi người bị đau gối thường có một cái tôi lớn hoặc thổi phồng về bản thân. Một cái tôi lớn là một gánh nặng cho bạn và cho cả đầu gối của bạn bởi nó phải chịu đựng toàn bộ sức nặng của cơ thể cả về mặt vật lý lẫn cảm xúc. Đau gối là một biểu hiện bạn phải học cách khiêm nhường lại. Cố gắng hạ cái tôi xuống là một việc không dễ dàng và bạn phải tập luyện trong nhiều năm. Nhưng hãy nhớ chúng ta đều là con người và việc thiền tịnh tâm để hiểu về con người thật của mình sẽ giúp bạn làm giảm cái tôi và cả cơn đau gối. Hãy cân nhắc việc trở nên rộng lượng với mọi người xung quanh và hãy thử tham gia các hoạt động tình nguyện.
– Theo Lifestyle