Viện Viễn đông Bác cổ: Một thế kỷ nghiên cứu tại Việt Nam

Nhằm khẳng định sự đa dạng trong các hoạt động của EFEO từ ngày thành lập vào năm 1900 tại Sài Gòn và trong các chương trình hợp tác khoa học rất phát triển kể từ khi Viện mở cửa trở lại tại Hà Nội vào năm 1993. Viện Viễn đông Bác cổ đã triển khai nhiều công trình trùng tu di sản nghệ thuật và khảo cổ tại Việt Nam: nghiên cứu và kiểm kê hiện vật, thành lập nhiều bảo tàng, thu thập các bản viết tay,… Ngày nay, có mặt tại 12 nước, từ Ấn Độ đến Nhật Bản, Viện Viễn đông Bác cổ là một địa chỉ quý cho công tác nghiên cứu đa ngành về xã hội và văn minh châu Á.

 

Victor Goloubew Bãi đá cổ Sapa 1924
Victor Goloubew Bãi đá cổ Sapa 1924
Hà Nội lụt năm 1926

 

Từ ngày 3 đến ngày 6 tháng 12, một chùm sự kiện đặc biệt về Viện Viễn đông Bác cổ (EFEO) sẽ diễn ra tại Hà Nội, với sự hỗ trợ của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam.

Hội thảo quốc tế và các hoạt động trong khuôn khổ này quy tụ các giáo sư đại học và các nhà nghiên cứu hàng đầu của Pháp và Việt Nam, trong đó có ông Nguyễn Văn Khánh, Hiệu trưởng trường đại học KHXH&NV, giáo sư Phan Huy Lê, chủ tịch hội Lịch sử Việt Nam. Ngoài ra còn có ông Yves Goudineau, giám đốc Viện Viễn đông Bác cổ hiện nay, giáo sư Léon Vandermeerch, thành viên cuối cùng của EFEO rời Hà Nội vào năm 1959 và là tác nhân chính của việc mở cửa lại Viện Viễn đông Bác cổ Việt Nam vào năm 1993 và ông cũng là giám đốc của Viện vào giai đoạn này.

 

Trùng tu hiện vật bảo tàng Chăm Đà Nẵng

 

EFEO, tác nhân quan trọng trong phát triển khoa học xã hội của Việt Nam, đã đề cập đến châu Á thông qua các nghiên cứu về lịch sử, triết học, dân tộc học và nhân chủng học, khảo cổ học và khoa học tôn giáo. Hơn một thế kỷ qua, Viện đã đón tiếp nhiều nhà nghiên cứu nổi tiếng như Louis Finot, Henri Parmentier hay Paul Mus.

 

Liên hệ : Nguyễn Thị Chi
Tùy viên Truyền thông
Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam
Tel : 39 44 57 33
Email: chi.thi-nguyen@diplomatie.gouv.fr

Exit mobile version