Châu Á nói chung hay Đông Nam Á và Việt Nam nói riêng đang đứng trước cơ hội trở thành khu vực trọng yếu cho các hoạt động logistics và thương mại toàn cầu trong tương lai. Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp chuyển phát nhanh đón đầu xu hướng, xây dựng lợi thế cạnh tranh lâu dài và củng cố vị thế thị trường.
Theo báo cáo của McKinsey, các chuyên gia ước tính tăng trưởng GDP ở châu Á sẽ đạt 4,5% – cao gấp đôi so với mức trung bình của thế giới, và khu vực này sẽ chiếm giữ tới 20% lượng tiêu thụ toàn cầu đến năm 2025. Bên cạnh những “ông lớn” quen thuộc trong ngành logistics như Nhật Bản và Ấn Độ, những cái tên như Indonesia, Việt Nam và Thái Lan sẽ là những quốc gia có tiềm năng tăng trưởng cao nhất.
Trong đó, mảng chuyển phát nhanh, một mảnh ghép thiết yếu trong bức tranh logistic rộng lớn, chiến thuật được sử dụng rõ nét nhất là đầu tư chiến lược, cụ thể là đầu tư cho lĩnh vực mũi nhọn là công nghệ, tăng cường tự động hóa cho quy trình và dây chuyền, rút ngắn tối đa thời gian xử lý đơn hàng cũng như mức độ sai sót.
Tại Việt Nam, J&T Express đã đưa trung tâm trung chuyển tại Củ Chi vào hoạt động với trang bị hệ thống phân loại thông minh DWS, hệ thống chuyển hướng băng tải cắt ngang (cross-belt). Với việc áp dụng các công nghệ tiên tiến, cơ sở này có khả năng xử lý lên tới 2 triệu kiện hàng mỗi ngày, với độ chính xác lên tới 99%.
Trong bối cảnh người tiêu dùng và các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh ngày càng có xu hướng tìm kiếm những giải pháp tiện dụng, tích hợp và toàn diện, sự đẩy mạnh hợp tác này được đánh giá là chiến lược “win-win” giúp các bên đều có lợi.