Khu vực tầng hầm được thiết kế làm phòng giải trí, vui chơi, chứa các món đồ hiệu đắt tiền và hoàn toàn thông thoáng. Các kiến trúc sư đã xếp tầng khéo léo qua hệ thống cột và dầm bê tông, để không khí và ánh sáng được chan hòa trọn vẹn trong nhà.
Ngôi nhà chịu thách thức điển hình của nhiều khu đô thị tại TP.HCM: được xây dựng bởi những ngôi nhà lân cận cao lớn, diện tích phát triển nhỏ hơn nhiều diện tích đất, và bị hạn chế chiều cao. Vì thế, chủ nhà mong muốn làm một tầng hầm để phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Không gian tầng hầm khá xa xỉ, là phòng giải trí, vui chơi, chứa các món đồ hiệu đắt tiền và một phòng tắm. Tuy là tầng hầm nhưng với cách thiết kế mở, không gian trở nên thông thoáng hơn.
Các kiến trúc sư đã sử dụng một hệ thống cột bê tông ẩn bên trong ngôi nhà, đóng vai trò chính trong việc cấu trúc không gian.
Những bức tường bê tông đem lại sự riêng tư, đồng thời mở ra mặt tiền phía đông và phía tây để ngắm cảnh, kết nối ngoài trời lẫn trong nhà. Hệ thống cột kéo dài liên tục từ tầng hầm đến mái nhà, các dầm bê tông ở giữa có thể được thay đổi theo chiều cao mong muốn giữa các tầng nhà.
Để tạo nên sự kết nối trực quan, các kiến trúc sư đã tách các tấm sàn và xếp thành nhiều tầng. Trong không gian này, cuộc sống sinh hoạt của gia đình mở ra một cách tự nhiên, các thành viên có thể kết nối với nhau dễ dàng.
Với thiết kế xếp tầng, các kiến trúc sư còn điều phối được ánh sáng ban ngày xuống tầng hầm và giúp các tầng có không khí mát mẻ hơn, thoải mái hơn.
Nhìn từ bên ngoài, ngôi nhà trông rắn chắc như một tảng đá chứa nơi trú ẩn vững chắc. Tuy nhiên, bên trong ngôi nhà lại như một miếng bọt biển hấp thụ ánh sáng và không khí tự nhiên, mang các thành viên gia đình lại gần nhau hơn.
Bản vẽ thiết kế các phòng theo mặt cắt đứng ngôi nhà.
– Ảnh Hiroyuki Oki