Hiện nay, có ít hơn một nửa dân số ở các nước đang phát triển được tiếp cận với các dịch vụ tài chính chính thức. Và ở Việt Nam, con số đó còn ít hơn rất nhiều. Việc không được tiếp cận với dịch vụ tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân, dẫn đến bất bình đẳng trong thu nhập và kìm hãm sự phát triển kinh tế quốc gia.
Mô hình tài chính vi mô, hoặc dịch vụ tài chính được coi là công cụ phát triển của người nghèo, có khả năng làm giảm bớt một số thách thức trong thời đại hiện nay. Nhưng tại Việt Nam, vấn đề này chưa được quan tâm đúng mực và phát triển đúng mức cho đúng đối tượng. Các dịch vụ tài chính hiện nay đa phần đang được phục vụ cho tầng lớp người giàu và những người có khả năng tiêu dùng cao, số đông còn lại vẫn chưa được phổ cập các dịch vụ này một cách bền vững. Chưa kể đến việc chúng dường như không dễ tiếp cận, đặc biệt với tầng lớp lao động nghèo và những người thu nhập thấp.
Đây là lúc tài chính phát huy vai trò của mình. Điều đó có nghĩa là các cá nhân và doanh nghiệp được sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tài chính giá cả phải chăng, đáp ứng nhu cầu của họ như: giao dịch, thanh toán, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm – được cung cấp một cách có trách nhiệm và bền vững.
Có được quyền truy cập này là bước đầu để cho ra các giải pháp tài chính toàn diện hơn.
Các giải pháp tài chính NTUC Income mang đến người tiêu dùng Việt Nam
Năm 1970, trong những năm đầu xây dựng đất nước, NTUC Income được Đại hội Công đoàn Quốc gia Singapore thành lập nhằm cung cấp bảo hiểm dễ tiếp cận và giá cả phải chăng cho tầng lớp công nhân lao động và gia đình của họ. Trong hơn 50 năm phát triển, NTUC Income đã thành công trong việc phổ cập dịch vụ tài chính đến đông đảo người dân, một trong số đó là chương trình triển khai bán các sản phẩm bảo hiểm vi mô như Droplet và SNACK để đáp ứng các nhu cầu ngày một tăng về dịch vụ tài chính kỹ thuật số tại Singapore. Ngày nay, NTUC Income đến Việt Nam với mong muốn tiếp tục nhân rộng những thành tựu đã đạt được với các đối tác cùng chí hướng để phục vụ nhu cầu tài chính của người tiêu dùng Việt Nam.
Ông Andrew Yeo, Giám đốc Điều hành của NTUC Income cho biết: “Sứ mệnh của chúng tôi là mang bảo hiểm đến gần hơn với đông đảo người dân và nâng cao sức khỏe tài chính cho tất cả mọi người.”
“NTUC Income đi đầu trong các giải pháp lấy khách hàng làm trung tâm, đáp ứng nhu cầu đang phát triển nhanh chóng và mang lại sức khỏe tài chính tốt hơn cho người tiêu dùng dựa trên cơ sở dữ liệu và hệ sinh thái kỹ thuật số tiên tiến. Với HIVE, nền tảng Bảo hiểm như một Dịch vụ của Income, cho phép Income mang các mô hình kinh doanh bảo hiểm ưu tiên kỹ thuật số thông qua tích hợp giữa bảo hiểm và công nghệ được xây dựng từ trước đến cho các đối tác ở nước ngoài. Điều này củng cố cam kết của chúng tôi trong việc cung cấp khả năng tiếp cận tài chính với các đối tác là doanh nghiệp địa phương bên ngoài Singapore.” Ông Yeo phát biểu.
Ngày 25/3 vừa qua, NTUC Income đã tổ chức hội thảo trực tuyến “Ngày Hội Sáng Tạo Hive by Income” – đánh dấu sự khởi đầu của một chuỗi sự kiện mà công ty đã lên kế hoạch trong khu vực. Thông qua sự kiện lần này, công ty hy vọng sẽ trở thành một nền tảng truyền cảm hứng cho những buổi thảo luận và trao đổi ý tưởng, đặc biệt là cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính trong hệ sinh thái kỹ thuật số.
Hội thảo trực tuyến được dẫn dắt bởi ông Nguyễn Quang Huyền – Phó Cục trưởng Cục quản lý, giám sát Bảo hiểm, Bộ Tài Chính đã mở ra các phiên thảo luận chuyên sâu với sự góp mặt của bốn chuyên gia hàng đầu trong nhiều lĩnh vực: ông Bùi Xuân Thu (Giám đốc Điều hành Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện PTI), ông Phan Hồng Minh (Giám đốc Điều hành công ty JupViec), ông Sungsoo Na (Giám đốc Tài chính của FinHay) và bà Edlyn Khoo (Phó Giám đốc, Văn phòng Chuyển đổi Kỹ thuật số công ty NTUC Income).
Tại buổi hội thảo, một số điểm chính được thảo luận là những khó khăn và vấn đề phổ biến mà một nhân viên hợp đồng thường gặp phải. Ông Phan Hồng Minh (CEO của JupViec) đã bàn luận về những thách thức mà người lao động có thể đối mặt do thiếu kiến thức tài chính và những tác động xấu của chúng. Qua đó, công ty nêu lên giải pháp JupViec đưa ra để tăng nhu cầu tài chính cho người lao động, cũng như định nghĩa lại về bảo hiểm vi mô. Mặt khác, ông Sungsoo Na (CFO tại FinHay) lại nói đến những thách thức trong tài chính và thách thức lớn nhất được nhắc đến là “tỷ lệ lạm phát”, khi 1 đồng ngày hôm qua không còn giá trị như 1 đồng ngày mai. Đồng thời, ông cũng chia sẻ đến người tham gia một số kinh nghiệm và thủ thuật trong đầu tư.
Trong phiên thảo luận của Phó Chủ tịch Edlyn công ty Income, bà phát biểu về hệ sinh thái tài chính số ở Singapore, thông qua đó chỉ ra những điểm tương đồng mà họ nhìn thấy ở Việt Nam. Từ đó, nêu ra các giải pháp mà NTUC Income có thể bắt tay vào thay đổi cho phù hợp để hỗ trợ người tiêu dùng Việt.
Tại Việt Nam, lực lượng công nhân dự kiến sẽ đạt 43 triệu người vào năm 2025 do kinh tế tập trung vào công nghiệp, dịch vụ cũng như sự chuyển dịch cơ cấu lao động. Lực lượng này bao gồm những người lao động chân tay và được trả lương theo giờ, họ thường xuyên đối mặt với mức lương eo hẹp và một ngân sách tối thiểu để trang trải cuộc sống. Thấu hiểu được những rủi ro và khó khăn mà các đối tượng này thường gặp phải, các nhà cung cấp bảo hiểm cần tạo ra các giải pháp tài chính phù hợp cho các phân khúc khác nhau của xã hội, trong đó bao gồm việc xem xét khả năng tài chính của họ.
Mục đích của Income là mang lại sức khỏe tài chính tốt hơn cho tất cả mọi người, giúp nhiều người có được bảo hiểm dễ dàng hơn, ngay cả những tầng lớp khó tiếp cận nhất. Chúng tôi mong muốn tiếp tục thực hiện những cam kết của mình ngay cả khi ở nước ngoài.
“Trong vài năm qua, công ty đã triển khai thành công các sản phẩm bảo hiểm vi mô dựa trên phong cách sống, sáng tạo ở Singapore, để phục vụ nhu cầu bảo vệ các tầng lớp chưa được tiếp cận dịch vụ tài chính, có thể kể đến như nhân viên hợp đồng. Ví dụ: với sản phẩm “Bảo hiểm Bệnh hiểm nghèo”: Thông qua việc thanh toán cho mỗi chuyến đi (CIPPT) của chúng tôi, các đối tác tài xế của Grab có thể đóng góp từ 1.500 VNĐ đến 8.500 VNĐ tương ứng với mỗi chuyến xe mà họ hoàn thành để tích lũy một khoản tiền bảo hiểm cố định. Một vấn đề chung mà những nhân viên hợp đồng phải đối mặt là thu nhập không cố định, dẫn đến nhiều người không xem bảo hiểm là ưu tiên. Với các mô hình bảo hiểm mới của chúng tôi, nhân viên hợp đồng chỉ cần thanh toán tiền bảo hiểm khi họ có công việc ổn định và điều này mang lại sự bảo vệ cần thiết mà nếu không họ sẽ không được tiếp cận hoặc không có khả năng chi trả.
Chúng tôi rất vui mừng khi được biết PTI, JupViec và FinHay đã nỗ lực thế nào để cải thiện khả năng tiếp cận và chi trả bảo hiểm cho người tiêu dùng trong nước, đặc biệt đối với các phân khúc khách hàng chưa được phục vụ tại Việt Nam. Qua đó, nhận thấy tiềm năng to lớn trong việc trao quyền nhiều hơn cho người chơi để áp dụng các giải pháp kỹ thuật số, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi trong tình hình dân số ngày càng hiểu biết về kỹ thuật số ở Việt Nam.” ông Andrew Yeo, Giám đốc điều hành của NTUC Income cho biết.
NTUC Income đang xây dựng những nghiên cứu về các trường hợp sử dụng bảo hiểm khác nhau của người dùng để công ty có thể gắn các sản phẩm đầu tư và bảo hiểm quy mô nhỏ vào hành vi sử dụng kỹ thuật số ngày càng gia tăng của khách hàng với các đối tác PTI, JupViec và Finhay.
Nhiều người thường có quan niệm rằng, bảo hiểm nhân thọ là sản phẩm cho người lớn tuổi – đối tượng dễ dàng gặp các vấn đề về sức khoẻ và rủi ro trong cuộc sống. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, bất kỳ giai đoạn nào trong cuộc đời, ở bất kỳ lứa tuổi nào cũng cần bảo hiểm nhân thọ để bảo vệ cho chính mình và người thân yêu.
Dù bạn vừa nhận được công việc đầu tiên hay đã hoàn thành các mục tiêu về tài chính, các cột mốc trong đời, thì thời điểm tốt nhất để mua bảo hiểm nhân thọ không phải lúc nào khác, mà là bây giờ. Income biến việc đó trở nên dễ dàng hơn với các giải pháp tài chính phù hợp với nhu cầu của từng người dùng.