Về cơ bản, khoảng thời gian từ nay cho đến đầu tháng 12, sau khi kết quả kinh doanh (KQKD) quý III-2018 được công bố hết, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam sẽ đối mặt với khoảng trống thông tin.
Bốc hơi 6,5% trong một tuần
Tuần qua là một tuần giao dịch tiêu cực với chỉ số VN-Index khi có trọn năm phiên VN-Index giảm điểm, với đà lao dốc trong hai phiên cuối tuần rất đáng chú ý. Tổng kết tuần, VN-Index mất 63 điểm, tương đương 6,5% giá trị, lùi về mốc 900 điểm. Về mặt kỹ thuật, chỉ số VN-Index cũng đã xuyên thủng kênh tăng giá dài hạn, mang đến rủi ro TTCK Việt Nam sẽ còn tiếp tục điều chỉnh trong thời gian tới.
Theo Công ty Chứng khoán Bảo Việt, có nhiều yếu tố ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường trong tuần qua, trong đó phải kể tới việc chỉ số Dow Jones liên tục giảm sâu đã dẫn tới áp lực bán mạnh trên thị trường tài chính toàn cầu. Có một số nguyên nhân cụ thể dẫn đến các phiên giảm sâu của TTCK Mỹ vừa qua.
Nguyên nhân thứ nhất là dù cho 80% số công ty Mỹ đã công bố KQKD vượt kỳ vọng, tuy nhiên CEO của các công ty này đã thể hiện thái độ quan ngại trong việc duy trì lợi nhuận thời gian sắp tới, do chi phí sản xuất và nguyên vật liệu đầu vào tăng cao (hệ quả tất yếu của chiến tranh thương mại), dẫn tới biên lợi nhuận giảm.
Nguyên nhân thứ hai là do lộ trình tăng lãi suất khá rõ ràng và quyết liệt của FED sẽ khiến chi phí tài chính gia tăng cho cả doanh nghiệp lẫn nhà đầu tư trên TTCK Mỹ. Thêm vào đó là các nguyên nhân khác như EU từ chối dự thảo ngân sách của Ý hay bất ổn chính trị tiềm ẩn giữa Mỹ và Ả Rập Saudi sau vụ nhà báo Khashoggi.
Trên thực tế, đợt suy giảm tuần qua của TTCK Mỹ đã được cảnh báo bởi phiên sụt giảm ngày 10-10 của Dow Jones. Phiên giảm điểm mạnh đó đóng vai trò quan trọng trong việc định hình lại kỳ vọng của nhà đầu tư.
Thị trường đối mặt với khoảng trống thông tin
Cũng theo Công ty Chứng khoán Bảo Việt, từ nay cho đến 6-11 (tức ngày bầu cử giữa kỳ của Mỹ), sau mùa báo cáo KQKD quý III thì nhiều khả năng sẽ không có đột biến về chính sách từ chính quyền Donald Trump. Do đó, nhiều khả năng các chỉ số chứng khoán của Mỹ sau những phiên lao dốc mạnh vừa qua sẽ biến động chậm lại trong biên độ nhỏ hơn.
Trong khi đó, về TTCK Việt Nam, ảnh hưởng tâm lý do các yếu tố TTCK thế giới cộng hưởng với việc khối ngoại duy trì bán ròng liên tiếp trong ba tuần gần đây, đặc biệt ở các cổ phiếu bluechip đã ảnh hưởng lớn tới chỉ số.
Trong tuần giao dịch vừa qua, quỹ VFMVN30 ETF do VFM quản lý đã bị rút ròng 1 triệu chứng chỉ quỹ, tương ứng giá trị 15 tỉ đồng. VFMVN30 ETF là quỹ nội lớn nhất hoạt động trên TTCK Việt Nam với quy mô 4.000 tỉ đồng và do đó, hoạt động cơ cấu danh mục hay việc hút/rút vốn đều có ảnh hưởng lớn tới tâm lý giới đầu tư trong nước.
Cùng với VFMVN30 ETF, quỹ VanEck Vectors Vietnam ETF (VNM ETF) cũng bị rút ròng nhẹ khoảng 0,78 triệu USD trong tuần qua. Tính từ đầu tháng 10 tới nay, VNM ETF đã bị rút ròng lượng chứng chỉ quỹ trị giá 11,24 triệu USD và là tháng rút ròng mạnh thứ hai từ đầu năm tới nay (sau tháng 5). Trong khi đó, các quỹ ETFs khác như Db x-trackers FTSE Vietnam ETF (FTSE Vietnam ETF), ishare MSCI Frontier 100 ETF đều không có động thái hút/rút vốn nào trong tuần qua.
- Xem thêm: Kịch bản nào cho VN-Index?
Như vậy, xu hướng chung của các quỹ ETFs trong tuần qua vẫn là rút ròng vốn, dù cho tốc độ đã chậm lại so với giai đoạn đầu tháng 10. Tuy nhiên, việc các quỹ ETFs tiếp tục rút vốn vẫn là tín hiệu xấu bởi thống kê cho thấy những biến động của TTCK Việt Nam thường có sự đồng pha với hoạt động hút/rút vốn của các quỹ ETFs.
Về mùa báo cáo KQKD quý III, tính đến hết ngày 24-10-2018, đã có 449 doanh nghiệp niêm