Bạn có thường xuyên uống rượu nhiều hoặc ít đi khi đang trong một mối quan hệ? Điều này có thể phụ thuộc vào mối quan hệ đó.
Một nghiên cứu mới của Trường Đại học Virginia, Hoa Kỳ, cho biết những người đã kết hôn hoặc sống chung với nhau như vợ chồng thường có xu hướng uống rượu ít hơn trước và chỉ dùng một vài thức uống. Phát hiện cũng cho thấy những người độc thân thường có chiều hướng uống nhiều rượu hơn.
Tác giả nghiên cứu, tiến sĩ tâm lý học lâm sàng, Diana Dinescu cho biết: “Những mối quan hệ thân mật khiến người ta ít uống rượu hơn”. Nghiên cứu này được thực hiện cùng với các nhà nghiên cứu khác của Đại học Virginia, Đại học Washington và Đại học Southern California, được công bố trên tạp chí Tâm lý Gia đình.
Các nhà nghiên cứu chọn lọc dữ liệu từ một cơ sở dữ liệu của các cặp song sinh, những người tham gia trong nghiên cứu về sức khỏe, hành vi, gồm có 807 cặp đàn ông và 1.618 cặp phụ nữ, đã kết hôn, ly dị, góa bụa, ly thân, chưa bao giờ kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng mà không kết hôn. Họ cũng phải báo cáo về mức độ uống rượu, uống bao nhiêu, khi nào, có thường xuyên uống rượu hay không.
Qua so sánh các cặp song sinh đã kết hôn với những cặp đồng song sinh với họ còn độc thân, đã ly dị hoặc sống chung như vợ chồng, TS Dinescue phát hiện những cặp đồng song sinh đã kết hôn uống ít rượu hơn những cặp độc thân hoặc đã ly dị, đồng thời ít uống thường xuyên hơn. Những cặp song sinh sống chung như vợ chồng cũng giống như những người đã kết hôn, tức là uống ít rượu hơn những cặp song sinh độc thân hoặc đã ly dị.
Một điều thú vị là các nhà nghiên cứu phát hiện những người tham gia sống chung như vợ chồng mà không kết hôn thường xuyên uống rượu hơn những đàn ông, phụ nữ tham gia đã kết hôn, nhưng uống rượu ít hơn những người còn độc thân, góa bụa hoặc đã ly dị.
Tuy nhiên, những đàn ông sống chung như vợ chồng ít uống rượu trong mỗi dịp tiệc tùng hơn đàn ông đã kết hôn, trong khi phụ nữ sống chung như vợ chồng uống một lượng tương tự khi có tiệc tùng giống như những người đã kết hôn.
- Xem thêm: Những thay đổi “ngạc nhiên” khi kết hôn
Nghiên cứu đưa ra kết luận, khi một mối quan hệ kết thúc, người ta có thể muốn uống rượu nhiều hơn trong một giai đoạn, nhưng không nhất thiết phải thường xuyên. “Điều này rất có ích để xem xét tần suất, số lượng rượu khi uống. Chúng tôi tin rằng về cơ bản, chúng là những hành vi khác nhau của cả hai mục đích và địa điểm.
Dữ liệu của chúng tôi cho thấy một mô hình thú vị, là khi bạn đang ở trong một mối quan hệ được cam kết, tần suất uống rượu của bạn giảm một cách thường xuyên, trong khi đó số lượng có chiều hướng nhiều trở lại nếu bạn ra khỏi mối quan hệ.
Dường như là những quan hệ mật thiết có thể đem lại lợi ích đích thực đối với việc uống rượu, tạo ảnh hưởng mang tính giám sát giữa hai người với nhau”.
- Xem thêm: Sở thích có ảnh hưởng đến hôn nhân