Báo doanh nhân - DoanhnhanPlus.vn
21/05/2025
  • Đăng nhập
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chuyện làm ăn
    • Hàng không
    • Tài chính
      • Chứng khoán
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
      • Vàng
    • Thị trường
    • Bất động sản
      • Dự án
    • Hành Trình Thành Công
      • Khởi nghiệp
      • Quản trị
      • Marketing
      • Nhân sự
    • Đọc báo giùm bạn
      • Thời sự
      • Điểm tin
      • Thế giới
    • DoanhNhan-Hub
      • Khuyến mãi
      • Sự kiện
      • Hội thảo
      • Đào tạo
      • Thương mại
  • Doanh nhân
    • Góc nhìn
    • DN+trò chuyện
    • Nhân vật
    • Chia sẻ
    • Người dẫn đầu
  • Nhịp sống
    • Giáo dục
      • Du học
      • Chọn trường
      • Học bổng
    • Gia đình
      • Chuyện nhà tôi
      • Sống
      • Mối quan hệ
    • Sống khoẻ
      • Sức khoẻ
        • Sức khoẻ tình dục
      • Dinh dưỡng
      • Y tế
      • Thư gởi người bận rộn
      • Thể thao
        • Golf
        • Quần vợt
        • Bóng đá
    • Du lịch
      • Điểm đến
        • Tours du lịch
      • Khách sạn – Resort
    • Ẩm thực
      • Món ngon
      • Hương vị quê nhà
      • Thức uống
      • Nhà hàng
        • Party
    • Không gian sống
      • Kiến trúc
      • Nhà đẹp
      • Văn phòng
  • Văn hoá
    • Giải trí
      • Âm nhạc
      • Phim
      • Sân khấu
      • Sao & Showbiz
      • Truyền hình
    • Nghệ thuật
      • Hội họa
      • Nhiếp ảnh
    • Sách
    • Tản mạn
      • Truyện ngắn
      • Suy ngẫm
      • Trà dư tửu hậu
      • Thư giãn
        • Thang thuốc bổ
    • Kiến thức
      • Chuyện lạ
      • Tư liệu
  • Lịch lãm
    • Thời trang
      • Bộ ảnh thời trang
      • Trang sức
      • Phụ kiện
      • Style guide
      • Trend
    • Làm đẹp
      • Bí quyết làm đẹp
        • Tin làm đẹp
      • Mỹ phẩm
    • Góc đàn ông
    • Đồng hồ
    • Shopping
    • DN+chọn
  • Xe
    • Xe hơi
    • Góc Biker
    • Du thuyền
    • Khám phá
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Máy tính bảng
    • Nghe nhìn
    • Máy ảnh
    • Nhịp sống số
    • Thiết bị gia đình
CHIA SẺ
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chuyện làm ăn
    • Hàng không
    • Tài chính
      • Chứng khoán
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
      • Vàng
    • Thị trường
    • Bất động sản
      • Dự án
    • Hành Trình Thành Công
      • Khởi nghiệp
      • Quản trị
      • Marketing
      • Nhân sự
    • Đọc báo giùm bạn
      • Thời sự
      • Điểm tin
      • Thế giới
    • DoanhNhan-Hub
      • Khuyến mãi
      • Sự kiện
      • Hội thảo
      • Đào tạo
      • Thương mại
  • Doanh nhân
    • Góc nhìn
    • DN+trò chuyện
    • Nhân vật
    • Chia sẻ
    • Người dẫn đầu
  • Nhịp sống
    • Giáo dục
      • Du học
      • Chọn trường
      • Học bổng
    • Gia đình
      • Chuyện nhà tôi
      • Sống
      • Mối quan hệ
    • Sống khoẻ
      • Sức khoẻ
        • Sức khoẻ tình dục
      • Dinh dưỡng
      • Y tế
      • Thư gởi người bận rộn
      • Thể thao
        • Golf
        • Quần vợt
        • Bóng đá
    • Du lịch
      • Điểm đến
        • Tours du lịch
      • Khách sạn – Resort
    • Ẩm thực
      • Món ngon
      • Hương vị quê nhà
      • Thức uống
      • Nhà hàng
        • Party
    • Không gian sống
      • Kiến trúc
      • Nhà đẹp
      • Văn phòng
  • Văn hoá
    • Giải trí
      • Âm nhạc
      • Phim
      • Sân khấu
      • Sao & Showbiz
      • Truyền hình
    • Nghệ thuật
      • Hội họa
      • Nhiếp ảnh
    • Sách
    • Tản mạn
      • Truyện ngắn
      • Suy ngẫm
      • Trà dư tửu hậu
      • Thư giãn
        • Thang thuốc bổ
    • Kiến thức
      • Chuyện lạ
      • Tư liệu
  • Lịch lãm
    • Thời trang
      • Bộ ảnh thời trang
      • Trang sức
      • Phụ kiện
      • Style guide
      • Trend
    • Làm đẹp
      • Bí quyết làm đẹp
        • Tin làm đẹp
      • Mỹ phẩm
    • Góc đàn ông
    • Đồng hồ
    • Shopping
    • DN+chọn
  • Xe
    • Xe hơi
    • Góc Biker
    • Du thuyền
    • Khám phá
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Máy tính bảng
    • Nghe nhìn
    • Máy ảnh
    • Nhịp sống số
    • Thiết bị gia đình
CHIA SẺ
DoanhnhanPlus.vn

Nguyễn Thế Lữ: Khởi nghiệp vì không thích có… sếp

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ KIÊM TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ SAIGON (SAIGON ASSETS MANAGEMENT - SAM)

Thượng TùngĐăng bởi Thượng Tùng
18/02/2011
Trong DN+trò chuyện

Nguyễn Thế Lữ (Louis Nguyen), Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Quản lý Quỹ Saigon (Saigon Assets Management – SAM), là một gương mặt khá quen thuộc trong giới đầu tư tại TP. Hồ Chí Minh những năm gần đây. Thành lập từ năm 2007, hiện SAM đang quản lý quỹ đầu tư Vietnam Equity Holding (chuyên đầu tư vào chứng khoán) và Vietnam Property Holding (chuyên đầu tư vào bất động sản) có tổng số vốn khoảng 125 triệu USD. Cả hai quỹ này hiện niêm yết tại Thị trường Chứng khoán Franfurt, Đức.

Tranh: Hoàng Tường

Mười một tuổi, Nguyễn Thế Lữ theo gia đình qua Mỹ. Gia đình khó khăn về tài chính khiến anh vào đời khá sớm. Năm 14 tuổi, anh bắt đầu đi làm, kiếm tiền chia sẻ bớt gánh nặng với gia đình. Anh làm nhiều việc, từ bán hàng trong siêu thị, phục vụ trong nhà hàng, rồi bán đĩa nhạc. Cũng nhờ bán đĩa nhạc mà anh mê nhạc, có thời gian chuyển sang làm DJ, chỉnh nhạc ở một số quán bar trước khi chuyển sang làm huấn luyện viên tennis cho trẻ em. Việc anh lựa chọn ngành kế toán – tài chính sau khi hết bậc trung học cũng xuất phát từ mong muốn dễ kiếm được một việc làm ổn định để phụ giúp gia đình.

Cuộc gặp gỡ giữa chúng tôi diễn ra vào một ngày đầu xuân, lúc anh vừa trở lại Việt Nam sau khi về Mỹ ăn tết cùng gia đình. Cuộc trò chuyện bắt đầu cũng từ không khí đón tết ở gia đình anh:

Trong thời gian hai tuần ở Mỹ, tôi có đi thăm các cô, các dì bên ngoại. Mọi người đều cô đơn. Ngày tết cổ truyền mà như ngày thường. Gia đình không quây quần, sum họp bởi con cái vẫn phải đi làm, các cháu vẫn phải đến trường. Nói chung, văn hóa đại gia đình theo truyền thống Việt Nam ở Mỹ khá lỏng lẻo. Phần lớn những người lớn tuổi có ý thức giữ gìn văn hóa truyền thống thường gặp nhiều khó khăn trong việc hòa hợp với con cái, thế hệ thứ hai trưởng thành trên đất Mỹ. Họ thụ hưởng văn hóa Mỹ, lập gia đình với người Mỹ, thậm chí nhiều người không còn nói được tiếng Việt.

____
Cách nay sáu năm, khi mới chân ướt chân ráo về Việt Nam, anh cũng đâu nói được tiếng Việt?

Thành thực là ký ức của tôi về Việt Nam khá mờ nhạt. Mãi đến năm 28 tuổi, chính xác là vào cái đêm cha tôi qua đời, tôi mới bắt đầu quan tâm đến cội nguồn của mình. Chưa đầy hai giờ đồng hồ sau khi hay tin, nhiều bạn bè người Việt của cha mẹ tôi đã có mặt tại bệnh viện, nơi cha tôi nằm, để nói lời chia buồn với thân nhân người quá cố. Sự hiện diện của mọi người khiến tôi vừa cảm động, vừa ngạc nhiên. Lúc đó tôi mới hiểu phần nào về hai chữ “tình nghĩa” trong văn hóa Việt. Tôi bắt đầu tìm hiểu về Việt Nam qua sách báo, qua những cuộc trao đổi với mẹ tôi, rồi có bạn gái là gốc Việt, và manh nha ý định đi Việt Nam một lần… cho biết. Nhưng rồi công việc cứ cuốn tôi đi. Mãi đến năm 2003, tôi nhận được email của ông chủ tịch Công ty IDG, đang quản lý bốn quỹ đầu tư tại Mỹ, châu Âu và Trung Quốc. Ông ấy nói rằng có ý định mở một quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam và đề nghị tôi thực hiện một báo cáo đánh giá môi trường đầu tư. Dĩ nhiên là tôi đồng ý. Không phải vì lời hứa sẽ nhận tôi vào làm việc mà chủ yếu là cơ hội đi Việt Nam. Cần nói thêm ngoài lề một chút rằng tôi đã vài ba lần phản đối việc dịch từ “venture” là “mạo hiểm” vì vừa sai, vừa có nghĩa tiêu cực, gây bất lợi đối với tâm lý những nhà đầu tư… nhưng nhầm lẫn này lại được chấp thuận khá rộng rãi ở Việt Nam. Đáng ra, nên dịch “venture” là đầu tư triển vọng. Trở lại với câu chuyện về IDG, tháng 10-2003, tôi về Việt Nam 10 ngày, gặp gỡ một số doanh nhân hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, tham quan khu công nghệ cao ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh… Trong suốt chuyến công tác đó, tôi phải có phiên dịch. Còn bây giờ, tôi nói tiếng Việt khá tốt.

Chưa đầy hai giờ đồng hồ sau khi hay tin, nhiều bạn bè người Việt của cha mẹ tôi đã có mặt để nói lời chia buồn. Lúc đó tôi mới hiểu phần nào về hai chữ “tình nghĩa” trong văn hóa Việt.

____
Phải chăng chuyến đi ngắn ngủi đó đã khiến cuộc đời của anh rẽ sang ngả khác?

Không. Lúc đó tôi vẫn chưa có ý định về nước làm ăn, một phần vì đã làm đám hỏi. Muốn về Việt Nam làm việc thì phải được sự đồng ý của gia đình, tức là vợ. Còn nếu chưa lập gia đình thì cần có sự đồng ý của cha mẹ. Sau chuyến đi đó, tôi có làm một báo cáo khả thi, ủng hộ quyết định đầu tư ở Việt Nam. Tuy nhiên, có một sự thay đổi khiến tôi khá bất ngờ là IDG yêu cầu tôi báo cáo cho ban lãnh đạo – tại Trung Quốc, thay vì trình bày trực tiếp với ông chủ tịch như thông lệ. Tôi mơ hồ cảm nhận được có sự thay đổi trong nội bộ của IDG. Vậy là tôi vẫn tiếp tục công việc của mình. Về đời sống cá nhân, kế hoạch hôn nhân của tôi và bạn gái đổ vỡ. Lúc đó, tôi mới có ý định về Việt Nam làm việc nhưng cũng chưa biết bằng cách nào. Thời may, anh Don Lam, Tổng giám đốc của Quỹ Vinacapital, rủ tôi về làm chung, giao cho tôi làm giám đốc điều hành. Chúng tôi quen biết nhau vì tôi có hỗ trợ anh ấy tìm vốn từ một số nhà đầu tư tại thị trường Mỹ. Thời điểm đó, Vinacapital mới thành lập, quản lý khoảng 10 triệu USD. Còn bây giờ con số đó đã lớn gấp gần 200 lần. Ngày hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất là 8-3-2005. Tôi nhớ rõ như vậy vì ở Việt Nam, đây được xem là ngày Quốc tế Phụ nữ. Ở Mỹ không có ngày dành riêng cho phụ nữ.

____
Với nhiều người, sự khác biệt về văn hóa, môi trường làm ăn, rào cản ngôn ngữ… được xem là những trở ngại đáng kể khi hội nhập vào một môi trường mới. Còn anh thì sao?

Đúng là môi trường làm việc ở Việt Nam có những khác biệt. Làm ăn ở Mỹ, sự tin tưởng được xây dựng trên những hợp đồng, hay có khi chỉ cần một cái email. Còn ở Việt Nam thì sự tin tưởng lẫn nhau có khi lại hình thành thông qua những buổi gặp gỡ ngoài công việc, chẳng hạn như đi nhậu, đi hát karaoke hoặc là mời nhau đến nhà chơi. Khi đó, tự nhiên có cảm giác đối tác như là những người bạn. Cái đó cũng hay, bớt lạnh lùng hơn là chỉ gặp nhau trong phòng họp, hay trao đổi qua tin nhắn, email… Nói thực là nhiều người thân, bạn bè cũng như đồng nghiệp cũng e ngại tôi sẽ thất bại khi về Việt Nam làm việc. Ở Mỹ, nhiều người còn chọc tôi là thế hệ chuối, tức là chỉ còn cái vỏ da vàng, còn ruột thì trắng, hàm ý rằng tôi đã bị Mỹ hóa. Tôi hấp thu văn hóa Mỹ, bạn bè chủ yếu là người Mỹ, tiếng Việt nói không được. Chính sự lo lắng của mọi người được tôi xem như một thách thức. Tôi không muốn mình quay trở lại Mỹ trong tâm thế của một người thất bại.

____
Anh có thường phải đi nhậu vì… công việc không?

Tôi thường khó nói lời từ chối những lời mời đi nhậu bởi điều đó có thể bị xem là thiếu tôn trọng ở Việt Nam, trong khi nhậu nhẹt thường ảnh hưởng đến sức khỏe.

____
Xem ra công việc của anh cũng khá… mất sức?

Thực ra công việc tôi đang làm đòi hỏi phải có sức khỏe khá tốt. Cũng may là tôi mê và chơi thể thao từ khi còn nhỏ. Đến giờ, tôi vẫn tập gym, chơi tennis khá đều đặn. Tôi thường đánh đơn với huấn luyện viên, mỗi lần ra sân là chạy liên tục hai tiếng đồng hồ. Nhờ vậy nên thể trạng của tôi khá tốt. Mặc dù vậy, trong những cuộc nhậu tôi đều hạn chế để không uống quá nhiều. Làm quản lý tiền cho người ta mà say xỉn, đánh mất sự tỉnh táo là không nên. Thêm nữa, rượu không có lợi cho tim mạch, huyết áp. Đây cũng là hai trong nhiều bệnh mà cha tôi mắc phải những năm cuối đời.

____
Nói tiếp câu chuyện về quá trình làm ăn của anh ở Việt Nam. Sau ba năm làm việc ở Vinacapital, đâu là lý do khiến anh quyết định tách ra làm ăn riêng, nhất là thời điểm đó số vốn quỹ đang quản lý đã lớn gấp hàng trăm lần?

Tôi quyết định khởi nghiệp vì không thích có… sếp. Nói như vậy không có nghĩa rằng tôi thiếu tôn trọng những nơi mình từng làm việc. Người Mỹ nói rằng “phải đủ cánh thì mới bay được”. Thực tế là tôi học hỏi được nhiều từ các đồng nghiệp, nhất là anh Don Lam, trong gần ba năm làm việc ở Vinacapital. Nếu một ngày nào đó cộng sự của tôi ở SAM tách ra làm riêng thì tôi sẵn sàng hỗ trợ, không hề giận hờn. Nếu họ thành công thì đó là niềm tự hào của mình.

____
Năm 2007 anh mở công ty quản lý quỹ thì chỉ một năm sau xảy ra khủng hoảng tài chính. Có vẻ như quá trình khởi nghiệp của anh không được hanh thông?

Năm 2008 là khoảng thời gian khó khăn cho tất cả mọi người, chứ không riêng gì SAM. Lúc đó chúng tôi mới giải ngân được khoảng 60%, còn lại là tiền mặt. Chính vì ra thị trường trễ lại là một may mắn đối với SAM. Thị trường hoảng loạn, nhiều cổ đông ở một số quỹ đòi thoái vốn. Ở SAM cũng có một nhà đầu tư đặt vấn đề này. Nhưng sau khi trao đổi với hội đồng quản trị của VEH và VPH thì cổ đông này đồng ý giữ vốn cho đến tận bây giờ.

____
Một công ty như thế nào thì hấp dẫn SAM, thưa anh?

Tiêu chí đầu tiên đương nhiên là công ty phải có lịch sử hoạt động hiệu quả. Tiêu chí thứ hai là công ty nắm giữ sản phẩm và dịch vụ có lợi thế cạnh tranh đối với những doanh nghiệp cùng ngành, trong đó có cả những công ty nước ngoài chưa vào Việt Nam. Bởi theo lộ trình cam kết với WTO, Việt Nam sẽ mở cửa thị trường hoàn toàn vào năm 2012. Lúc đó, những doanh nghiệp trong nước không còn nhận được sự hỗ trợ từ Nhà nước. Thứ ba là đội ngũ điều hành doanh nghiệp. Cụ thể là chúng tôi ưu tiên những công ty mà tổng giám đốc có nắm giữ cổ phần của doanh nghiệp. Bởi khi đó người điều hành và doanh nghiệp cùng ngồi chung một xuồng.

____
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định nới rộng tỷ giá giữa đồng bạc và đồng USD lên 9,3% và hạ biên độ từ 3% xuống 1%. Anh đón nhận thông tin này như thế nào?

Tôi không bất ngờ. Đưa tỷ giá về sát với tỷ giá giao dịch tại thị trường tự do là chuyện đã được đồn đoán từ trước Tết Nguyên đán. Việc hạ giá đồng bạc được kỳ vọng sẽ khiến những người găm giữ USD đổi qua tiền đồng, góp phần hạ lãi suất xuống nhưng đồng thời khiến nền kinh tế phải đối diện với khả năng lạm phát. Còn đối với những quỹ đầu tư đã huy động vốn bằng USD và giải ngân trước thời điểm này thì… bỗng dưng bị mất thêm một ít tiền.

____
Còn SAM bị ảnh hưởng như thế nào, thưa anh?

Giá trị tài sản ròng (NAV) của các quỹ do chúng tôi quản lý được tính theo euro nên việc tác động của việc phá giá đồng Việt Nam (theo tỷ giá với USD) đối với NAV của quỹ không hoàn toàn có tính một chiều do còn phụ thuộc vào sự biến động của tỷ giá giữa USD và euro. Tất nhiên, sự ảnh hưởng của quyết định này là không thể tránh khỏi..

____
Xem ra, những quỹ giải ngân bằng đồng USD sau khi mức tỷ giá mới được ban hành có vẻ như đang có lợi thế?

Về lý thuyết thì đúng như vậy. Nhưng khi huy động vốn để thành lập quỹ mới, nếu những nhà đầu tư đặt câu hỏi liệu rằng Việt Nam có hạ giá đồng tiền so với đồng USD thêm một lần nữa trong năm nay hay không thì các công ty quản lý quỹ sẽ khó đưa ra một câu trả lời thỏa đáng. Nói chung, có một mâu thuẫn về lợi ích giữa người dân găm giữ USD và những nhà đầu tư nước ngoài. Để dung hòa được mâu thuẫn này là một thách thức đối với Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước.

Khi huy động vốn để thành lập quỹ mới, nếu những nhà đầu tư đặt câu hỏi liệu rằng Việt Nam có hạ giá đồng tiền so với đồng USD thêm một lần nữa trong năm nay hay không thì các công ty quản lý quỹ sẽ khó đưa ra một câu trả lời thỏa đáng.

____
Thông thường, các quỹ đầu tư đều có thời hạn hoạt động, có thể là năm năm, bảy năm… Còn với VEH và VPH mà SAM đang quản lý thì…

Đến cuối 2012 thì các cổ đông của hai quỹ chúng tôi đang quản lý sẽ quyết định tiếp đầu tư vào Việt Nam hay thoái vốn. Chúng tôi vẫn đang nỗ lực hết sức nhằm tăng hiệu quả hoạt động của hai quỹ này để các cổ đông yên tâm về triển vọng đầu tư tại Việt Nam và đồng ý duy trì hoạt động đầu tư của quỹ. Ngoài ra, trong năm nay, chúng tôi đang cố gắng huy động vốn để thành lập thêm một hay hai quỹ mới. Việc tìm được nhà đầu tư thành lập quỹ mới đang là một vấn đề đau đầu với các công ty quản lý quỹ. Có bốn nguyên nhân. Một là khủng hoảng tài chính. Hai là giá cổ phiếu của nhiều quỹ niêm yết tại thị trường chứng khoán đang thấp hơn giá trị tài sản ròng. Thay vì phải trả 1 USD, thí dụ thế, để mua một cổ phiếu của quỹ mới, nhà đầu tư có thể chỉ cần bỏ 0,5 hoặc 0,7 USD để nắm một cổ phiếu những quỹ đang hoạt động. Nguyên nhân thứ ba là niềm tin vào mức độ ổn định vĩ mô của nền kinh tế mà quỹ đang hoạt động, trong đó có nhiều vấn đề như lạm phát, tỷ giá… Chẳng hạn, khi các nhà đầu tư bỏ đi, họ phải quy đổi ra ngoại tệ (chủ yếu là đôla Mỹ). Muốn có lời thì lợi nhuận phải vượt qua chỉ số lạm phát cũng như tiên liệu được mức độ trượt giá của đồng bạc đối với ngoại tệ đã quy đổi. Nếu giải quyết được vấn đề ổn định vĩ mô thì Việt Nam sẽ tiếp tục là một trong những thị trường mới nổi hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Và cuối cùng là áp lực cạnh tranh của các quỹ ETF (Exchange Traded Fund) với phí quản lý thấp hơn và tính thanh khoản cao hơn nhiều quỹ đầu tư ở Việt Nam. Nếu như các quỹ đầu tư tính phí quản lý là 2% cộng thêm 20% lợi nhuận hằng năm thì các ETF chỉ lấy khoản phí quản lý dưới 1%/năm.

____
Việc mở ETF có dễ dàng không, thưa anh?

Ở Việt Nam thì không dễ. Tôi cũng ấp ủ ý định thành lập một ETF từ ba năm nay nhưng chưa thực hiện được. Thông thường, các quỹ ETF đầu tư vào một rổ chứng khoán nên bám rất sát chỉ số chứng khoán ở thị trường mà chứng khoán đó niêm yết, chẳng hạn như ở Mỹ là S&P, Nasdaq… Ở Việt Nam thì các nhà đầu tư nước ngoài vẫn bị hạn chế về “room”, giới hạn tỷ lệ cổ phiếu sở hữu đối với nhà đầu tư nước ngoài. Thêm nữa, chi phí để thành lập một quỹ ETF khá lớn, khoảng 1 triệu USD. Sau khi thành lập, phải tìm được nhà đầu tư rót thêm tối thiểu khoảng 10 triệu USD thì quỹ mới có đủ tiềm lực tài chính để được mọi người chú ý đến. Với SAM, nếu thành lập ETF, chúng tôi buộc phải hợp tác với những ông lớn ở nước ngoài. Nhưng khoản chi phí quản lý vốn đã rất thấp, lại phải chia sẻ với đối tác, thì phần thu sẽ không đủ bù chi. Thành ra, để tồn tại, một công ty quản lý quỹ có thể mở nhiều ETF, vì cùng một bộ phận nhân sự nhưng có thể quản lý hàng chục, hàng trăm ETF.

____
Công việc của một giám đốc điều hành xem ra chịu rất nhiều áp lực. Anh tìm sự cân bằng cho mình bằng cách nào?

Áp lực là chuyện khó tránh khỏi đối với những người hoạt động trong lĩnh vực tài chính. Đã dấn thân vào ngành này cũng có nghĩa là chấp nhận mất đi một vài năm tuổi thọ trong cuộc đời. Tôi cố gắng không dồn hết áp lực vào người bằng cách chia sẻ bớt gánh nặng với những cộng sự của mình. Tôi thích sự minh bạch. Càng minh bạch càng bớt mệt mỏi. Tôi cũng rèn luyện cho mình thói quen không mang những bực bội, lo lắng vào trong giấc ngủ. Sự phiền muộn chỉ làm mình mau có… tóc bạc. Tôi còn độc thân nên rất sợ bạc tóc.

Tôi rèn luyện cho mình thói quen không mang những bực bội, lo lắng vào trong giấc ngủ.

____
Trong ngày lễ Tình nhân 14-2 năm nay, liệu anh có kế hoạch gì đặc biệt?

Có thể tôi sẽ rủ mấy người bạn độc thân đi đâu đó, nhậu sương sương rồi về… nhà ngủ.

Có vẻ như sau lần đổ vỡ đầu tiên, anh khá thận trọng với đời sống hôn nhân?

Nếu không thận trọng thì có lẽ giờ này tôi đã lập gia đình.

____
Xin cảm ơn anh về cuộc trò chuyện.

Từ khoá: DNSGCT 391khởi nghiệpKhởi nghiệp quỹ đầu tưNguyễn Thế LữQuản lý Quỹ Sài GònSAM

Bạn có thể quan tâm

'Các khách sạn 5 sao khác cũng đang trên hành trình giảm dấu chân carbon' - 4
DN+trò chuyện

Tổng Giám đốc Sheraton Saigon Grand Opera Hotel Julian Wong: ‘Các khách sạn 5 sao khác cũng đang trên hành trình giảm dấu chân carbon’

06/04/2024
Giám đốc sáng tạo của The Circle
DN+trò chuyện

Giám đốc sáng tạo của The Circle – người ‘tiếp lửa’ cho những thương hiệu lớn tại Việt Nam

30/03/2024
Nhà báo Thanh MinhNhặt & Cảm
DN+trò chuyện

Nhà báo Thanh Minh
Nhặt & Cảm

26/09/2023

DOANHNHAN+ĐỀ XUẤT

Chúng tôi mong muốn đồng hành cùng bạn chung đón thời khắc vàng
Nhân vật

Chúng tôi mong muốn đồng hành cùng bạn chung đón thời khắc vàng

Đăng bởi Hà Vũ
03/01/2014
Nhà sáng lập Triip.me: “Muốn ra biển lớn cần dũng cảm và chơi đúng luật”
Nhân vật

Nhà sáng lập Triip.me: “Muốn ra biển lớn cần dũng cảm và chơi đúng luật”

Đăng bởi Minh Nguyệt
03/04/2018
Ông Choi Duk Jun chính thức trở thành tân Tổng giám đốc Mercedes-Benz Việt Nam
Nhân vật

Ông Choi Duk Jun chính thức trở thành tân Tổng giám đốc Mercedes-Benz Việt Nam

Đăng bởi Huỳnh Nguyễn
20/01/2018
Thủ tướng Đức: Giảm tối đa đời sống công cộng là điều duy nhất và sống còn trước dịch bệnh - 1
Thế giới

Thủ tướng Đức: Giảm tối đa đời sống công cộng là điều duy nhất và sống còn trước dịch bệnh

Đăng bởi DoanhNhân+
23/03/2020
Thị trường lao động Việt Nam 2024: Công nghệ và chuyển đổi số dẫn dắt xu hướng
Chia sẻ

Thị trường lao động Việt Nam 2024: Công nghệ và chuyển đổi số dẫn dắt xu hướng

Đăng bởi Minh Nguyệt
01/07/2024
Tác giả đoạt Booker Quốc tế 2020: 'Để trí tưởng tượng đưa tôi đến đó' -4
Sách

Tác giả đoạt Booker Quốc tế 2020: ‘Để trí tưởng tượng đưa tôi đến đó’

Đăng bởi DoanhNhân+
20/09/2020
Cần mềm mại, linh hoạt hơn để chinh phục giấc mơ doanh nhân
Nhân vật

Cần mềm mại, linh hoạt hơn để chinh phục giấc mơ doanh nhân

Đăng bởi Tuyết Nhi
25/10/2016
Xem thêm
Facebook Youtube Instagram TikTok Threads
DoanhnhanPlus.vn

Mái nhà chung để những người bận rộn
cùng chia sẻ kinh nghiệm sống
và chuyện làm ăn.
Cầu nối cho những ý tưởng
khởi nghiệp sáng tạo.
Không gian chia sẻ, giao lưu văn hoá,
giải trí, mua sắm của doanh nhân.

DMCA.com Protection Status

VỀ CHÚNG TÔI

  • Giới thiệu
  • Liên hệ quảng cáo
  • Quy chế hoạt động
  • Nội quy

Giấy phép số 577/GP-BTTT do Bộ TTTT
cấp ngày 22/11/2017.

Chịu trách nhiệm nội dung:
Lý Mỹ
Công ty Truyền thông Nguyễn Văn Vinh
10/29 Trần Nhật Duật, Q 1, TPHCM
(84) 2838469899

ĐẶT BÁO DÀI HẠN

© 2018 DoanhNhanPlus.VN - Giấy phép số: 577/GP-BTTTT do BTTTT cấp.

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn

Bạn quên mật khẩu?

Retrieve your password

Vui lòng nhập email hay tên đăng nhập để reset mật khẩu

Đăng nhập
Thanks for Sharing

Many thanks and highly appreciate your prompt action and the article.

33win

kuwin

188bet

97win

Good88

For88

U888

Top88

Go99

188bet

188bet

xoso66

77bet

ww88

good88

c54

  • Đăng nhập
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chuyện làm ăn
    • Hàng không
    • Tài chính
      • Chứng khoán
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
      • Vàng
    • Thị trường
    • Bất động sản
      • Dự án
    • Hành Trình Thành Công
      • Khởi nghiệp
      • Quản trị
      • Marketing
      • Nhân sự
    • Đọc báo giùm bạn
      • Thời sự
      • Điểm tin
      • Thế giới
    • DoanhNhan-Hub
      • Khuyến mãi
      • Sự kiện
      • Hội thảo
      • Đào tạo
      • Thương mại
  • Doanh nhân
    • Góc nhìn
    • DN+trò chuyện
    • Nhân vật
    • Chia sẻ
    • Người dẫn đầu
  • Nhịp sống
    • Giáo dục
      • Du học
      • Chọn trường
      • Học bổng
    • Gia đình
      • Chuyện nhà tôi
      • Sống
      • Mối quan hệ
    • Sống khoẻ
      • Sức khoẻ
      • Dinh dưỡng
      • Y tế
      • Thư gởi người bận rộn
      • Thể thao
    • Du lịch
      • Điểm đến
      • Khách sạn – Resort
    • Ẩm thực
      • Món ngon
      • Hương vị quê nhà
      • Thức uống
      • Nhà hàng
    • Không gian sống
      • Kiến trúc
      • Nhà đẹp
      • Văn phòng
  • Văn hoá
    • Giải trí
      • Âm nhạc
      • Phim
      • Sân khấu
      • Sao & Showbiz
      • Truyền hình
    • Nghệ thuật
      • Hội họa
      • Nhiếp ảnh
    • Sách
    • Tản mạn
      • Truyện ngắn
      • Suy ngẫm
      • Trà dư tửu hậu
      • Thư giãn
    • Kiến thức
      • Chuyện lạ
      • Tư liệu
  • Lịch lãm
    • Thời trang
      • Bộ ảnh thời trang
      • Trang sức
      • Phụ kiện
      • Style guide
      • Trend
    • Làm đẹp
      • Bí quyết làm đẹp
      • Mỹ phẩm
    • Góc đàn ông
    • Đồng hồ
    • Shopping
    • DN+chọn
  • Xe
    • Xe hơi
    • Góc Biker
    • Du thuyền
    • Khám phá
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Máy tính bảng
    • Nghe nhìn
    • Máy ảnh
    • Nhịp sống số
    • Thiết bị gia đình

© 2018 DoanhNhanPlus.VN - Giấy phép số: 577/GP-BTTTT do BTTTT cấp.