New Zealand, Đài Loan và Singapore tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi nhất cho phụ nữ khu vực Châu Á – TBD

MasterCard vừa công bố kết quả khảo sát lần thứ ba về Chỉ số phát triển nữ doanh nhân (MIWE). Kết quả khảo sát đề cao những thị trường nơi các nữ doanh nhân có được điều kiện thuận lợi nhất để phát triển, đồng thời cảnh báo về những bất bình đẳng đáng kể vẫn đang tồn tại và cản trở chúng ta.

Dựa trên dữ liệu công khai có sẵn từ các tổ chức quốc tế bao gồm Tổ chức Lao động Quốc tế, UNESCO và tổ chức Giám sát Doanh nhân Toàn cầu (GEM), Chỉ số toàn cầu của MasterCard ghi nhận sự phát triển và thành tựu của các nữ doanh nhân và chủ doanh nghiệp tại 58 quốc gia (chiếm gần 80% lực lượng lao động nữ của thế giới) dựa trên ba yếu tố: Thành tựu Tiến bộ của Phụ nữ, Tài sản Tri thức & Tài chính và Các Yếu tố Hỗ trợ Khởi nghiệp.

Kết quả khẳng định rằng phụ nữ có khả năng mở rộng kinh doanh và có tỷ lệ tham gia lực lượng lao động cao hơn ở các thị trường mở và sôi động như New Zealand, Singapore và Australia – nơi các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhận được sự hỗ trợ cần thiết để dễ dàng kinh doanh. Phụ nữ cũng có thể tận dụng những nguồn lực cần thiết, bao gồm tiếp cận nguồn vốn, dịch vụ tài chính và các chương trình giáo dục.

Thông thường, các thị trường này cũng bị tác động bởi những chuẩn mực xã hội vốn khuyến khích và thúc đẩy mạnh mẽ sự đổi mới sáng tạo, mạo hiểm và thành công dựa vào sự kiên trì của mỗi người, cũng như trao cho phụ nữ cơ hội công bằng để vươn lên trở thành lãnh đạo trong kinh doanh, đạt được bằng cấp cao đẳng/đại học được công nhận là doanh nhân thành đạt. Trong 20 quốc gia xếp hạng cao nhất trên toàn cầu, các quốc gia có thu nhập cao chiếm đến 80%.

New Zealand, Đài Loan và Singapore tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi nhất cho phụ nữ khu vực châu Á Thái Bình Dương -1

Top 20 thị trường cho nữ doanh nhân

Hạng Thị trường Điểm MIWE
1 Mỹ 70.3
2 New Zealand 70.2
3 Canada 69.0
4 Israel 68.4
5 Ireland 67.7
6 Đài Loan (Trung Quốc) 66.2
7 Thụy Sĩ 65.8
8 Singapore 65.6
9 Anh 65.6
10 Ba Lan 65.1
11 Philippines 65.1
12 Pháp 64.8
13 Úc 64.7
14 Thái Lan 64.62
15 Hồng Kông 64.61
16 Tây Ban Nha 64.5
17 Đan Mạch 64.3
18 Bồ Đào Nha 64.2
19 Việt Nam 63.4
20 Colombia 63.3

Mặt khác, đối với các thị trường ở cuối bảng khảo sát, phụ nữ có xu hướng bị kìm hãm do thiếu cơ hội đảm nhận vai trò cấp cao hơn, họ chịu nhiều thiệt thòi do sự hỗ trợ không đúng mức dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tỷ lệ tài chính toàn diện thấp, cơ hội tiếp cận giáo dục đại học còn ít ỏi cũng như sự hạn chế và kém phát triển của các hệ thống tài chính và doanh nghiệp khiến việc kinh doanh trở nên khó khăn. Quan trọng là các chuẩn mực xã hội và văn hóa tại các quốc gia này cũng không khuyến khích phụ nữ làm việc, có tham vọng hay đảm nhận vai trò lãnh đạo.

Top 5 toàn cầu và tất cả các thị trường châu Á – Thái Bình Dương: Chủ doanh nghiệp nữ theo tỷ lệ phần trăm trên tổng số chủ sở hữu doanh nghiệp

Hạng Thị trường %
1 Uganda 38,2%
2 Ghana 37,9%
3 Botswana 36,0%
4 Mỹ 35,1%
5 New Zealand 31,8%
6 Nga 31,2%
8 Úc 30,9%
20 Việt Nam 27,0%
24 Singapore 26,3%
25 Philippines 25,8%
27 Trung Quốc Đại Lục 25,6%
33 Thái Lan 23,4%
40 Indonesia 20,3%
41 Đài Loan, Trung Quốc 20,2%
42 Hong Kong 19,8%
46 Nhật Bản 17,3%
47 Hàn Quốc 16,8%
48 Malaysia 16,2%
53 Ấn Độ 7,4%
56 Bangladesh 4,4%
Exit mobile version