Việc làm cho tân cử nhân trong đại dịch COVID-19: Động thái tích cực giữa những thách thức

Gần 39% doanh nghiệp giảm nhu cầu tuyển dụng sinh viên mới ra trường, 27,6% tăng nhu cầu, và 28,7% doanh nghiệp cho biết không có thay đổi.

Ảnh: XFrame

Khảo sát mới nhất của Adecco Việt Nam nhằm đánh giá tác động của dịch COVID-19 đối với các hoạt động tìm việc làm và tuyển dụng dành cho sinh viên vừa tốt nghiệp đại học. Kết quả khảo sát có thể giúp sinh viên mới tốt nghiệp, nhà tuyển dụng và nhà trường hiểu rõ hơn về tình hình hiện tại và tìm ra hướng đi đúng đắn trong tương lai.

Để hiểu tìm hiểu về sự thay đổi của thị trường lao động, Adecco Việt Nam đã thực hiện khảo sát trên toàn quốc vào tháng 10 năm 2021 với chủ đề “Việc làm và tuyển dụng sau đại học trong đại dịch COVID-19”. Cuộc khảo sát nhận được tổng số 480 câu trả lời từ cả sinh viên mới tốt nghiệp và nhà tuyển dụng.

Đối với các nhà tuyển dụng, 56,3% là công ty đa quốc gia (MNC) và 43,8% là các doanh nghiệp Việt Nam. Họ đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng chủ yếu là Dịch vụ chuyên nghiệp (22,5%), CNTT & Công nghệ (18,8%), và Sản xuất (13,8%).

Đối với những người mới đi làm, phần lớn họ tốt nghiệp từ các trường đại học/cao đẳng công lập (55,7%) và đại học/cao đẳng quốc tế (22,1%). Gần 43% trong số họ hiện đang làm việc toàn thời gian. Khoảng một phần ba thất nghiệp và đang tìm việc làm.

Khảo sát cho thấy 88,5% người mới đi làm coi mức lương và chính sách đãi ngộ là ưu tiên hàng đầu của họ khi quyết định nhận một công việc, theo sau đó là cơ hội đào tạo và phát triển (87,7%), và khả năng thăng tiến (73,8%). Họ ít quan tâm đến vấn đề cam kết với công việc, trong khi đây là một trong những mối lo ngại chính của nhà tuyển dụng.

Bà Nguyễn Thu Hà, Giám đốc Văn phòng Adecco Hà Nội, chia sẻ: “Rất vui khi thấy sinh viên mới tốt nghiệp chú trọng cơ hội đào tạo và thăng tiến nghề nghiệp”. Về nguyên nhân của việc sinh viên mới ra trường có tỷ lệ nghỉ việc cao, bà lý giải: “Thông thường, các nhân sự trẻ thích trải nghiệm nhiều vị trí, môi trường làm việc, lĩnh vực, loại hình công ty khác nhau. Điều này khá dễ hiểu khi họ vẫn đang trong giai đoạn đầu của sự nghiệp và chưa xác định được đâu là điều phù hợp nhất“.

Về phía nhà tuyển dụng, bà đưa ra một số gợi ý để chiêu mộ và giữ chân nhân tài trẻ. “Trong quá trình tuyển dụng, bạn nên tìm hiểu về các mục tiêu dài hạn của ứng viên để xem liệu chúng có phù hợp với kế hoạch kinh doanh và khả năng đáp ứng của bạn hay không. Ví dụ, nếu ứng viên muốn tham gia vào toàn bộ quá trình làm việc, nhưng vị trí còn trống chỉ là một mắt xích nhỏ, bạn nên xem xét liệu ứng viên có sớm chán nản và rời đi hay không. Bên cạnh đó, để chắc chắn cả hai đồng lòng trong công việc, bạn cũng cần thảo luận về các yếu tố vô hình như văn hóa đội ngũ và tiềm năng phát triển sự nghiệp trong tương lai”.

Những phát hiện chính:

Đặc biệt cảm ơn các đối tác tin cậy của chúng tôi đã đóng góp vào việc phân tích kết quả khảo sát:
– Ông Brian O’Reilly, Điều phối viên Chương trình MBA, Đại học Việt Đức (VGU).
– Ông Melvin Fernando, Quản lý Quan hệ Việc làm & Doanh nghiệp, Đại học RMIT Việt Nam.
– Bà Ý Phạm, Giám đốc tăng trưởng, Nano Technologies.
Exit mobile version