AkzoNobel đang cho thấy tham vọng không chỉ dừng lại ở một nhà sản xuất sơn, mà là một “kiến trúc sư bền vững” của ngành xây dựng xanh châu Á.

Tại Hội nghị Xây dựng Xanh Quốc tế Singapore 2025 (IGBC-SG 2025), thương hiệu Dulux Professional đã mang đến loạt sáng kiến sơn và chất phủ mới – từ giảm nhiệt bề mặt tới cải thiện chất lượng không khí trong nhà. Đây được xem là bước đi thể hiện rõ chiến lược phát triển bền vững dài hạn của AkzoNobel, giữa bối cảnh ngành xây dựng đang đối mặt với áp lực cắt giảm khí thải và tái thiết môi trường sống.
Trong sự kiện thu hút hàng trăm chuyên gia và lãnh đạo ngành, AkzoNobel mang tới loạt giải pháp kỹ thuật cao. Nổi bật là dòng sơn ứng dụng công nghệ Keep Cool™, giúp hạ nhiệt độ bề mặt tới 5°C – góp phần giảm năng lượng điều hòa và cải thiện vi khí hậu đô thị. Đồng thời, các sản phẩm của Dulux Professional đều đạt chuẩn VOC thấp, kháng khuẩn, thân thiện với sức khỏe.
Theo bà Pamela Phua, Giám đốc Phát triển Bền vững và Đổi mới Sản phẩm của AkzoNobel, định hướng “Paint the Future” không chỉ là khẩu hiệu mà là cam kết đổi mới xuyên suốt. Bà chia sẻ:
“Chúng tôi không chỉ làm đẹp cho công trình, mà còn kiến tạo môi trường sống bền vững. IGBC-SG là dịp để tái khẳng định vai trò của chất phủ trong hành trình giảm carbon toàn cầu.”
Ngoài yếu tố kỹ thuật, AkzoNobel còn nhấn mạnh vai trò của mỹ học trong phát triển xanh. Bà Heleen van Gent, Giám đốc Sáng tạo của Trung tâm Mỹ thuật Toàn cầu AkzoNobel, điều phối hội thảo chuyên đề về thiết kế bền vững với màu sắc. Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh, yếu tố thị giác có thể tác động đến sức khỏe tâm lý và chất lượng sống.
Chia sẻ tại sự kiện, ông Nguyễn Hữu Vinh, Phó Trưởng khoa Kiến trúc Nội thất (ĐH Kiến trúc TPHCM), nhận định:
“Sơn và chất phủ đang trở thành giải pháp thiết yếu cho nội thất xanh. Không chỉ thân thiện môi trường, mà còn cải thiện không khí và nâng tầm trải nghiệm sống.”
Trong bối cảnh các tiêu chuẩn xanh ngày càng khắt khe, các giải pháp từ Dulux Professional đang góp phần định hình xu hướng thiết kế và thi công “zero carbon” tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Câu hỏi đặt ra là: liệu ngành xây dựng Việt Nam có sẵn sàng tiếp nhận các công nghệ như AkzoNobel đang triển khai, và đâu sẽ là động lực chuyển mình cho phân khúc công trình bền vững trong nước?